Theo Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) hình thức thanh toán điện tử cước dịch vụ viễn thông bằng máy POS được triển khai trên địa bàn TP.HCM từ tháng 9/2015. Sau gần bốn tháng thực hiện, dự án đã nhận được những phản hồi tích cực từ đông đảo khách hàng về sự đổi mới này, đặc biệt về sự nhanh chóng, tiện lợi và chuyên nghiệp.
Ông Nguyễn Minh Toàn – Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý cước thuộc cáp quang fpt, cho biết mục đích chung của hình thức thanh toán này là nhằm nâng cao công tác chăm sóc khách hàng, gia tăng nhiều tiện ích cho người dùng và bắt kịp xu hướng hóa trong việc phát triển phương thức thanh toán cước trên thế giới, đồng thời chấp hành chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc thanh toán không dùng tiền mặt thay thế bằng phương tiện hiện đại khác.

Không cần phải có tiền mặt, người tiêu dùng chỉ cần có thẻ ATM nội địa hoặc thẻ ghi nợ đều có thể thanh toán các dịch vụ, từ đi lại, ăn uống, mua sắm đến cước dịch vụ viễn thông tại nhà... Đây cũng là xu hướng đang được nhiều ngành dịch vụ nắm bắt và triển khai, nhận được nhiều hưởng ứng tích cực của người tiêu dùng.

Thanh toán qua máy POS FPT được khách hàng yêu thích

Từ quẹt thẻ trả cước tại nhà

Khi nhân viên FPT đến thu cước dịch vụ internet, chị Uyên Nhi, ngụ tại chung cư TK 21, quận Bình Thạnh (TP HCM), chần chừ vì không đủ tiền mặt để thanh toán do vừa xài hết tiền chiều nay, không kịp rút thêm. Không kịp để chị hẹn lần sau quay lại, anh nhân viên nhanh chóng đưa ra máy POS để chị thanh toán tiền qua thẻ. “Kể từ đó, tôi không trả tiền mặt khi thanh toán cưới FPT, không những thế tôi đóng luôn một lúc 3 tháng cuối năm này để được giảm thêm 10% cước dịch vụ”, chị Uyên Nhi chia sẻ thêm.

Hình thức thanh toán qua máy POS tuy không phải là mới mẻ, nhưng các đơn vị kinh doanh dịch vụ đã biết tận dụng cơ hội này để triển khai nhằm nâng cao tiện ích thanh toán cho khách hàng cũng như đáp ứng xu hướng mới khi hội nhập. Theo đó, việc thu cước tận nhà bằng máy POS của FPT Telecom được xem là một trong những đơn vị viễn thông hàng đầu Việt Nam, tiên phong đưa vào khai thác ở mảng thu cước phí hóa đơn dịch vụ. Đây là bước cải tiến trong quy trình phục vụ khách hàng của đơn vị, đồng thời thực hiện chuẩn hóa trong giao dịch dưới các hiệu chỉnh của Thông tư số 32/2011/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.

Tuy thời gian đưa vào phục vụ chưa dài, nhưng sự kết hợp mang tính chiến lược và cải tiến đã gặt hái nhiều kết quả ấn tượng. Theo thống kê của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tính đến tháng 12/2015, đơn vị đồng hành cùng FPT triển khai dự án thu cước của đã thực hiện được 230 máy POS và tổng số giao dịch sử dụng chính thức đạt hơn 575.000 giao dịch.

Đến di chuyển không lo tiền mặt

Hiện nay, có nhiều hãng taxi đều được trang bị máy POS để thanh toán cước là Vinasun, Mai Linh, Thành Công, Ba Sao, Venus… Trong đó, Mai Linh là đơn vị triển khai muộn nhất, từ tháng 7/2015. Để cạnh tranh thị phần cũng như khuyến khích khách hàng dùng thẻ để thanh toán, các hãng taxi đã đã đẩy mạnh chương trình khuyến mãi giảm 10% giá trị hóa đơn khi khách hàng đi xe quẹt thẻ.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây cũng là xu hướng trong tương lai sẽ được triển khai ngày càng rộng rãi hơn. Thực tế cho thấy, bên cạnh các hình thức mua sắm, ăn uống đều có thể sử dụng thẻ để thanh toán qua máy POS, thì việc di chuyển bằng taxi cũng không còn là rào cản cho người tiêu dùng khi không mang theo nhiều tiền mặt trong người.

Anh Trần Tâm, ngụ tại quận 7, TP HCM, cho biết, anh hay đi công việc bằng taxi. Hãng Mai Linh là anh thích đi nhất vì đã có thương hiệu uy tín từ lâu. Tuy nhiên, điểm yếu của hãng là dịch vụ thanh toán không tiện lợi, phải trả tiền mặt hoặc bằng thẻ thanh toán của công ty, rất mất nhiều thời gian cà số thẻ và ghi thông tin khách hàng giữa điểm đi và đến. “Nay hãng có thêm thanh toán bằng máy POS đã làm cho anh cảm thấy tiện ích hơn và đỡ mất nhiều thời gian hơn”, anh Tâm nói.

Đại diện OceanBank, ngân hàng cung cấp dịch vụ máy POS cho nhiều hãng xe taxi cho biết, việc liên kết lắp đặt máy POS đã đem đến cho khách hàng thêm một phương thức thanh toán tiện lợi hơn, đồng thời giúp cho các hãng taxi nâng cao chất lượng phục vụ và quan trọng hơn là đẩy mạnh mạng lưới các điểm chấp nhận thanh toán qua POS, thông qua đó giúp ngân hàng tăng doanh thu từ dịch vụ bán lẻ.

Theo Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, hiện Việt Nam đang được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng để phát triển thị trường thẻ. Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước đang nỗ lực giảm bớt các giao dịch tiền mặt và đặt mục tiêu đến cuối năm 2015, cả nước sẽ có 250.000 điểm chấp nhận thẻ và số lượng giao dịch thực hiện qua thẻ đạt con số 200 triệu lượt.